Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
              Triết học Phật giáo là một trong những học thuyết triết học - tôn giáo lớn, tồn tại lâu đời trên thế giới . Với hệ thống giáo lý rất đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp, triết học Phật giáo nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của rất nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Ngày nay dù đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc cách mạng trong hệ ý thức với chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Tại sao tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người nói chung và của người Việt nói riêng lại lớn đến như vậy? Có lẽ việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về điều này. Đồng thời qua đó ta cũng vận dụng vào trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam để tìm ra một phương cách hợp lý để hướng đạo theo điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn góp phần xây dựng đất nước giau mạnh hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần chúng nhân dân và nhiều điều khác tốt đẹp nữa. Với mong muốn đó chúng em đã chọn đề tài : “Tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo. Vận dụng tư tưởng trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu. 

Chương 1 : Tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo
  Phật giáo là một tôn giáo, nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết học quyện vào nhau, làm cơ sở luận chứng cho nhau. Tư tưởng triết lý Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh điển rất lớn, được tổ chức thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm:
- Tạng Luận: Gồm toàn bộ những giới luật của Phật giáo qui định cho cả năm bộ phái Phật giáo như: “ Tứ phần luật” của thượng toạ bộ, Maha tăng kỷ luật của “Đại chúng bộ”, căn bản nhất thiết hữu bộ luật” ... Sau này còn thêm các Bộ luật của Đại Thừa như An lạc, Phạm Võng.
- Tạng kinh: Chép lời Phật dạy, trong thời kỳ đầu tạng kinh gồm nhiều tập dưới dạng các tiền đề, mỗi tập được gọi là một Ahàm.
- Tạng luận: Gồm những bài bình chú, giải thích về giáo pháp của Phật giáo. Tạng luận gồm bảy bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về giáo pháp của Phật giáo.
Tư tưởng triết học Phật giáo trên hai phương diện, về bản thể luận và nhân sinh quan, chứa đựng những tư tưởng duy vật và biện chứng chất phác.
          1Bản chất của tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo
           Tư duy biện chứng trong phật giáo là tư duy về sự vận động biến đổi của vạn vật trong thế giới. Nó thể hiện rõ ràng nhất, nổi bật nhất là phạm trù tư duy về về thế giới và con người trong đó luận giải về các vấn đề sinh ra, tồn tại và biến mất: con người nằm trong vòng sinh lão bệnh tử, quan niệm về con người trong vòng luôn hồi số kiếp và giải thoát; thế giới vô thường - vô tại, hiện tại này là nguyên nhân dẫn đến những cái khác trong xã hội…
          Tư duy biện chứng thể hiện rõ nhất và trung tâm nhất là  ở thuyết vô ngã - vô thường và luật nhân quả :           
       + Luật nhân - quả: triết học phật giáo đề cao tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân – quả. Điều này được quán triệt trong việc lý giải những vấn đề của cuộc sống nhân sinh như: hạnh phúc, đau khổ, giàu nghèo, thọ, yểu …
        +Thuyết vô ngã - vô thường: Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật .                 
2.     Thế giới quan trong triết học Phật giáo
2.1      Thuyết vô ngã- vô thường

              Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vụ trụ vốn không có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực tế con người chẳng qua cũng là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội hợp lại: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). Theo cách phân loại khác - “lục tại”: địa (chất khoảng), thuỷ (chất nước), hoả (nhiệt năng), phong (hơi thở), không (khoảng trống) và thức (ý thức). Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự “hội hợp” của hai loại yếu tố là vật chất “sắc” và tinh thần “danh”. Như vậy thì không có cái gọi là “tôi” (vô ngã).

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

LIÊN HỆ

Tôi là: Phùng Quang Vũ
Email: mr.vuphung@gmail.com
Tel: 0972502693
Địa chỉ: Sơn Đông - Sơn Tây - Hà Nội

***PHÉP MÀU ĐẾN TỪ ĐÂU?!***

***PHÉP MÀU ĐẾN TỪ ĐÂU?!***
Phần nhiều người thế gian khi rơi vào nghịch vận, họ ôm niềm tiếc thương, oán thán, trách than cho số phận, ông trời đã cướp đi nhiều điều của họ (từ tiền bạc, của cải, đến danh vọng tương lai, đến vợ con, thân quyến... cho đến một phần thân thể như đôi mắt, đôi tay, cái chân, giọng nói.... v..v).
Vì cách nghĩ sai lệch như vậy cho nên họ thường tự mình đi vào bế tắt. Và chính lúc này đây họ mới là người tự mình thả trôi đi tất cả mọi thứ của mình chứ chẳng phải ông trời, cũng không do số mệnh.
* Trước hết chúng ta phải liễu triệt rằng: Những thứ mà ta vừa liệt kể bên trên từ: 
(Tiền bạc, của cải, đến danh vọng, tương lai, đến vợ con, thân quyến... thậm chí đến cả thân xác gá tạm này....) tất cả những thứ ấy nào đâu phải nó là CỦA TA!?
Tất cả những thứ ấy vốn dĩ nó thuộc về vô thường, nó thuộc về nhân duyên của nhân quả. Chứ nó chưa hề thuộc về Ta. 
Và ta chỉ là người (tạm thời) quản lý, sử dụng chúng. 
Đến khi duyên tận thì phải hoàn lại cho vô thường, cho nhân duyên nhân quả. 
Vậy thì có gì phải luyến tiếc? Có gì còn phải vấn vương!? 
Thứ không thuộc về ta, thì ta lại mong cầu, ao ước được thường trụ, được bất chuyển. Còn ngược lại thứ thuộc về ta, thì ta lại không khéo gìn giữ, vun bồi??!
Vậy thứ gì thuộc về ta?! Nếu không phải là chân, tay, mắt, mũi? Không phải là cha mẹ, vợ con? Không phải là công danh, tài lộc?!
Thứ thuộc về ta ngay trong đời này duy nhất và chỉ có một đó chính là tâm trí của ta. Tâm trí ấy tạo ra ta, tạo ra một người tên Sửu mà không hòa lẫn với trăm ngàn người tên Sửu khác trong đời. Chứ không phải những thứ thuộc về vô thường và nhân duyên nhân quả kể bên trên. 
Vậy thì khi rơi vào nghịch vận, ta phải hoàn trả lại một phần của vô thường về lại vô thường, như của cải, tài vật, danh tiếng, sự nghiệp, hay cha mẹ, vợ con, thậm chí là tay chân, mắt mũi. Thì cái thuộc về Ta vẫn đang hằng hữu trong ta. Ta vẫn là chính bản thân ta với Tâm Trí hoàn toàn không trùng lặp với bất kỳ ai khác. 
Tâm trí đó vẫn minh tuệ để ta thấu rõ ngọn nguồn nhân quả, tâm trí đó vẫn tinh tường cho ta thấu rõ thế sự vô thường. 
Có một người có nhiều danh tiếng, chẳng may rơi vào nghịch vận, thế sự vô thường đã lấy đi của anh ấy một cánh tay. Anh ta rơi vào suy sụp, tất cả mọi thứ dường như đã khép lại với anh ấy. 
Thầy hỏi: vậy nếu có một mong cầu, thì anh sẽ mong cầu điều gì từ phép màu ánh sáng Thích Ca?
Anh ta ngẫm nghĩ hồi lâu rồi trả lời rằng: 
Nếu Phép Màu chư Phật là có thật, con xin hãy cho con có lại được cánh tay như cũ.
Thầy cười và bảo với anh ấy rằng: Phép màu Thích Ca là hoàn toàn hiện hữu, là có thật. Nhưng nếu cho anh lại một cánh tay, hay thậm chí ban thêm cho anh năm, mười cánh tay khác nữa nó cũng chỉ là vô ích, và anh vẫn sẽ là một kẻ sống với sự tạm bợ của vô thường, anh vẫn sẽ là người có khuyết tật tự tâm.
Cánh tay kia dù khỏe mạnh, dù linh hoạt nhường nào thì cũng trở thành vô dụng khi tâm trí anh đã gá tạm nương nhờ. 
Vì vậy, thầy thấy rằng, nếu phải xin phép màu chư phật anh nên xin thay đổi cái đầu mình, thay vì xin được mọc lại một cánh tay!!!
Bởi chỉ có cái đầu mới là anh, mới đưa anh đến với sự minh thông, chân chánh, đến vớ sự ngộ pháp liễu triệt vô thường. Vì dù hôm nay anh không mất cánh tay, thì ngày sau cánh tay theo tuổi già cũng trở nên run rẩy, bất lực với thân anh.
Và cũng như vậy, dù hôm nay không phải là cánh tay, mà nó là vợ, là con anh, là công danh, sự nghiệp, là tài vật, của cải thì anh vẫn sẽ rơi vào mê chấp như hôm nay mà thôi.
Và thay gì vô thường chỉ lấy đi thứ của vô thường thì anh lại tặng thêm cho vô thường thứ duy nhất thuộc về anh. Đó chính là tâm lực của bản thân anh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÔ NI PHẬT!
CHÚC TẤT CẢ TINH TẤN, LIỄU PHÁP.

https://www.facebook.com/quyluattamgioi/posts/1572198576334011:0

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

***NGỘ NHẬN SAI LẦM VỀ DI LẶC PHẬT***

***NGỘ NHẬN SAI LẦM VỀ DI LẶC PHẬT***
Trong thời pháp hiện tại, chúng ta nghe nhắc nhiều đến việc chuyển sanh của một vị phật tương lai có pháp danh là Di Lặc (đây là lời thọ ký của Thích Ca Mâu Ni).
Tuy nhiên, nhiều người lại liên tưởng Phật Di Lặc với hình ảnh của một người là Bố Lão Hòa Thượng đã từng xuất hiện trong sử tạng Trung Hoa.
Hình ảnh của Bố Lão Hòa Thượng này là luôn tươi cười, vui vẻ trước tất cả mọi biến động của thế sự vô thường.
Vì chính cái tư tưởng này cho nên Phật Giáo Bắc Tông đã tự đồng hóa giữa vị Hòa Thượng này với Di Lặc Phật (trong dị lai).
Kỳ thực Di Lặc Phật trong dị lai không có một lời huấn thị nào của Thế Tôn rằng vị ấy chứng đắc từ diệu pháp Bách Hỷ cả.
Bởi vì Phật Quả là một con đường toàn giác triệt ngộ, sẽ không có một sự bắt chước nào có thể đi đến tận cùng của giác ngộ, chỉ có sự thực chứng riêng biệt của mỗi hành giả mới có thể đưa tới toàn giác mà thôi.
Nếu tỉ dụ Phật Quả là một công hạnh tối thắng trên con đường giác ngộ tương ứng như học vị của một Tiến Sĩ ngày nay, vậy thì ta nên hiểu rằng một ông Tiến Sĩ tức là phải có một nghiên cứu "riêng biệt" của cá nhân mình mà trước nay chưa từng có ai nghiên cứu điều đó và đi đến tận cùng của kết quả được.
Con đường giác ngộ cũng như thế, tất cả chúng ta chỉ có thể bắt chước Thích Ca để tu tập liễu ngộ đến tận cùng cũng chỉ là cảnh giới Bồ Tát và tiệm cận quả Phật chứ hoàn toàn, vĩnh viễn không thể có được thành tựu Phật Quả chỉ bằng cách bắt chước này!
Cho nên ta thấy rằng tại sao trong số đệ tử của mình Thích Ca Mâu Ni không hề thọ ký bất kỳ ai sẽ trở thành phật Dị Lai?
Bởi vì như thầy vừa nói đó, tất cả sự bắt chước cũng chỉ dừng ở mức tiệm cận chứ vĩnh viễn không thể nào ngang bằng.
Và như vậy ta biết trong số hằng hà sa chư phật đã thành tựu trong quá khứ cho đến Thích Ca Mâu Ni thành đạo đều không có bất kỳ vị Phật nào có cùng một sự liễu ngộ để đạt đến toàn giác cả, có chăng chỉ là sự thêu dệt, ngụy tạo của người đời thế gian mà ra.
Trong quyển sách "CỬU PHÁP NHƯ LAI THIÊN TẠNG" khi thầy nói về chín vị phật quá khứ thì vị phật thứ tư (HẠO THIÊN BÁCH HỶ NHƯ LAI TẠNG) tức là nói đến sự thành tựu của một vị phật quá khứ liễu ngộ triệt giác từ diệu pháp BÁCH HỶ.
Vậy thì, trong tương lai sẽ không có bất kỳ một vị Phật nào thành tựu quả vị Phật bằng con đường diệu pháp Bách Hỷ này, nếu có hành giả tin kính tu trì cũng chỉ đạt đến quả vị A La Hán, Bồ Tát mà thôi, còn sau đó phải tự mình liễu giác một con đường ngộ pháp riêng biệt mới có thể thành tựu Phật Quả toàn giác.
Vậy thì ta nên biết, quá khứ đã có một vị Phật Bách Hỷ thì tương lai sẽ không thể có một vị Phật Bách Hỷ.
Mà hình tượng của Di Lặc thậm chí còn trái ngược hoàn toàn so với sự suy diễn của thế gian, bởi vì Phật Di Lặc sẽ chuyển sanh khi Phật đạo bị tận diệt sau một thời gian rất lâu xa nữa, và ngài chẳng những không ngộ pháp Bách Hỷ mà thành tựu ngược lại ngài vô cùng trang nghiêm, tôn kính.
Cho nên người đời thế gian không những lầm tưởng ngộ nhận tôn thờ một vị phật Hư Cấu từ Trung Hoa mà còn lấy đó làm biểu tượng cho (tiền, tài, danh, vọng) - những thứ mà trên con đường liễu giác phải từng bước buông xuống thì họ lại gom nhặt nó làm thỏi nam châm thâu hút lòng tham cầu của người vô minh.
Vì vậy hành động đó đã vô tình bất kính với vị phật tương lai, mà còn làm cho người tin Phật, liễu pháp ngày càng lệch lạc, sai lầm!
Người ta tự nhận mình là Phật Tử, rồi thì cung thỉnh tượng Di Lặc bằng các loại gỗ quý, đá quý, vàng bạc, kim cương để tỏ lòng tôn kính với công đức tương lai sao?
Công đức quá khứ đã hiện tiền sao quý vị không đánh thức bổn tánh chân chánh của mình mà tôn kính "Thích Ca Mâu Ni" người đã mang ánh sáng liễu ngộ cho thế gian trong hiện kiếp mà lại tôn kính một công đức còn chưa được sanh ra?
Đó chẳng qua là vì quý vị tôn kính (tiền, tài, danh, vọng) chứ không phải quý vị ngưỡng vọng, biết ơn mà tôn kính.
Điều đó càng làm cho những người thờ cúng và tôn sùng lệch tướng của Di Lặc Phật chẳng những không có may mắn gì mà ngược lại sẽ là người mang tội phỉ báng chánh pháp, mai mỉa Như Lai.
Hãy tự mình hỏi và tự mình phúc hồi: "vì sao mình tôn thờ Di Lặc?"
Tiếc thay, người thế gian tham si chưa diệt, cho nên rất dễ lầm vào mê chấp, mang điều thêu dệt làm chân lý, chối bỏ chánh pháp mang về hư niệm.
Mong rằng những lời tự sự hôm nay của thầy có thể thức tỉnh một vài thiện tín hữu duyên nhất tâm cầu đạo.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!

***NHỮNG MÓN NỢ VÔ HÌNH***

***NHỮNG MÓN NỢ VÔ HÌNH***
Có nhiều người hiện thời tuy đương trong cảnh đời bần tiện, đói rách, nhưng sự bần tiện, đói rách đó không đáng phải lo lắng nếu như người đó đã phá được vô minh, hiểu được rằng nghiệp báo này là do ta tạo lấy! Khi đó sẽ từng bước vun bồi, tích tụ lại ruộng phước thì lại sớm ngày được sung túc, giàu sang.
Nhưng lạ thay! Có rất nhiều người trong hoàn cảnh ấy lại không biết được rằng mình đang ở đoạn nào trong tạp nghiệp thế gian, không biết tự mình cố gắng để không chồng thêm gánh nghiệp, mà ngược lại họ lại có ý niệm mong chờ sự CỨU GIÚP, sự BAN PHÁT ÂN ĐIỂN từ chư vị Thánh, Thần, hoặc đơn giản hơn là sự mong chờ ơn huệ BỐ THÍ của những người khởi tâm thương xót!
Vì lẽ đó cho nên nghiệp nặng đương mang không những không vơi đi đôi chút mà lại từng ngày trĩu nặng sâu dày!
Sẽ có nhiều người còn mơ hồ bất định về Tiếp Thí và Bố Thí, Ruộng Phước và Sản Phước. Cúng Dường và Ứng Cúng. Ngay cả trong hàng tăng ni.
Vì vậy hôm nay thầy sẽ thuyết rõ cái lẽ này để cho tất cả cùng thấu triệt mà ứng hành cho hữu ích về sau!
Trước tiên thầy sẽ giải rõ về CÚNG DƯỜNG & ỨNG CÚNG!
Trong thập phương thế giới ngoài Chư Phật được xem là bậc ỨNG CÚNG ra, tất thẩy còn lại đều là nương tựa, kể cả chư vị Bồ Tát.
Vậy vì sao chỉ có Chư Phật mới được xem là Ứng Cúng?
Mà Ứng Cúng là gì?
Ứng Cúng nghĩa là người đó hoàn toàn XỨNG ĐÁNG để nhận lãnh phần DÂNG CÚNG bất kỳ của tín chúng!
Bởi vì một khi tín chúng dâng cúng một vật phẩm, một bông hoa, một nén hương, một lời tán thán....v...v. Thì khi đó (người nhận sẽ là kẻ đi vay công đức và người dâng cúng chính là người cho vay công đức).
Vì người dâng cúng là người cho vay cho nên tất nhiên họ sẽ lấy cả vốn lẫn lãi (dù họ có muốn hay không muốn, dù không phải tức thời thì cũng ở vị lai).
Vậy ta thử nghĩ xem! Nếu một người chưa đạt đến quả vị Phật, mà tự cho mình ỨNG CÚNG thì cũng như ngoài đời có kẻ chuyên vay lãi cao mà không có điền sản gì để hoàn trả vậy!
Dù cho người đó có chút phước điền (xem như tài sản để dành) đi chăng nữa thì chỉ vay vài món nợ thôi cũng đủ làm gia sản lụi tàn rồi, hà huống là vay trăm ngàn món nợ lớn nhỏ khác nhau!?
Chính vì lẽ này cho nên mới hiểu rằng: Chỉ có Chư Phật là người đã Triệt Ngộ, Toàn Giác thì công hạnh là vô biên, vô ngại, mới dám ỨNG CÚNG mọi vật phẩm của người dâng cúng mà thôi! Ngoài ra không có ai khác nữa!
Bởi vì khi Toàn Giác, đạt đến quả vị Phật tối thắng thì vật phẩm đó dù có cúng Phật thì cũng được chuyển hóa hoàn toàn về phúc báo của chúng sanh, một tơ hào, vi tế cũng không đọng lại nơi Chư Phật!
Vậy phước báo người dâng cúng vẫn tròn đầy, vẫn đảm bảo. Mà Chư Phật cũng không phải kẻ nợ nần gì.
Ngày nay, tín chúng cúng dường TAM BẢO thì là cúng dường cho ai?!
Đó chính là cúng dường Chư Phật chứ còn cho ai nữa?! Các vị tăng sư chỉ là người trung gian chuyển tiếp mà thôi!
Vậy việc cúng dường Tăng Sư thì sao?!
Có công đức gì không?!
Như bên trên thầy vừa giải nói đó!
Người cúng dường là người (cho vay), còn người nhận cúng dường là người (vay nợ).
Vậy thì chư vị Tăng sư, nếu ai nhận cúng dường Tam Bảo mà giữ lại cho mình một phần tơ hào nào thì đó là món nợ cá nhân, chỉ riêng vị tăng sư đó mới là người hoàn trả.
Vậy nếu đương không làm kiếp tu hành còn tha thiết vun bồi Công hạnh thì vay nợ làm chi cho tan nát sản gia công đức?!
Cho nên Tăng sư nếu hiểu rõ lẽ này người ta rất (hiếm khi nhận nợ).
Bởi vì khi nhận Cúng Dường của tín chúng đó chính là (nhận nợ lãi cao).
Nếu những vị có nhiều công đức thì vơi đôi chút cũng còn vun bồi lại được, nhưng phần nhiều vị lại không thấy như thế!
Họ mượn danh Tam Bảo để nhận bừa mọi thứ, dù công hạnh chẳng tích tụ được gì. Cho nên tu hoài mà cũng không có tiến triển bao nhiêu, thậm chí còn ngày càng thoái chuyển.
Có kẻ tự nhận mình là Phật, là Bồ Tát, rồi ung dung ngồi im nhận lãnh sự dâng cúng của Thế Gian. Nhưng họ nào biết rằng vạn sự trong đời đều có nhân quả tương ứng, vay một trả ngàn, nào có mất đi đâu?!
Nhân nói đến lẽ này ta lại thấy vì sao khi người thiện tín cúng dường Chư Phật thì phước báo hiện tiền ngay tức khắc?! Cúng dường cho chư vị Tăng Sư đức hạnh thì lại có ứng linh vượt qua được nhiều chướng nghiệp?!
Bởi vì Phật thì luôn có đủ đầy sản phước để hoàn đáp người dâng cúng, vì vậy phúc báo hiện tiền là lẽ dĩ nhiên, còn chư vị Thánh Tăng cũng có nhiều sản phước nên khi họ nhận nợ vay, nợ vay liền được đáp đền.
Còn ngày nay, người đi cúng chùa, cúng tăng sư rất nhiều mà chướng nghiệp được mấy phần chuyển biến?
Không chuyển biến là phải! Bởi vì có quá nhiều người cho vay cùng một nơi mà nơi đó chẳng tạo ra được bao nhiêu phước sản.
Vậy thì lấy gì có phước sản để trả ngay?! Đành phải nợ đọng, nợ lâu là vậy!
Thói đời mê chấp sâu dày! Kẻ giàu thì biết sợ nợ, kẻ nghèo lại thích vay thêm!
Vay rồi có chạy được không?
Không được đâu! Kiếp này chưa trả, kiếp sau lại trả!
Cũng như vậy! Người nghèo khổ khi được người ta Bố Thí, giúp đỡ thì phải nên hiểu mình đã nợ nhiều hơn cái có cho nên mới phải nghèo, vậy giờ mình đang vay thêm đó! Phải cố mà bươn ra, phải cố gắng đừng vay thêm nữa, mà phải biết để dành để trả dần cho hết nợ, rồi có dư thừa! Chớ nếu không hiểu lẽ đó, vẫn ung dung nhận lãnh các thứ của người ta thì đó là ta đang gánh thêm nợ mới! Chớ nào phải đâu vui vẻ, sướng ích gì đâu?!
Người Bố Thí thì phải có kẻ Tiếp Thí!
Kẻ đi vay phải có người Cho Vay!
Phải liễu triệt mà tỉnh thức!
Ta muốn mình làm (miếng ruộng) của thế gian hay ta muốn thế gian là (miếng ruộng) của mình đều do ta chọn lấy!
Ta nhận ân nghĩa, nhận sự giúp đỡ, nhận bố thí của người khác tức ta là (miếng ruộng) để người khác vun bồi công đức!
Còn khi ta giúp đỡ người khác, ta tạo ơn nghĩa cho người khác, ta bố thí cho người khác thì đó chính là ta tạo lập được (ruộng phước) cho chính bản thân ta!
Thầy xin mượn một định lý khoa học để cho mọi người dễ hiểu thế này!
(CÔNG ĐỨC KHÔNG TỰ NHIÊN SANH RA, CŨNG KHÔNG TỰ NÓ MẤT ĐI MÀ CHỈ CHUYỂN BIẾN TỪ NƠI NÀY SANG NƠI KHÁC!)
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!

CHÚC TẤT CẢ TINH TẤN, LIỄU PHÁP!

THƯ CỦA THỦ TƯỚNG GỬI CHO CON...

Thư của Thủ Tướng Gởi Cho Con....( Thủ Tướng Đài Loan)
Con trai yêu dấu!
Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn.
Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!
Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.
Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:
- Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ Cha và Mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý, con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu .
- Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với con. Con đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai sau.
- Trên đời không phải không có người nào mà không thể thay thế được, không có vật gì mà nhất định mình phải sở hữu được. Con nên hiểu rõ ở điểm này. Nếu mai sau rủi người bạn đời không còn muốn cùng con chung sống, hoặc giả con vừa mất đi những gì trân quý nhất trong đời, thì con nên hiểu rằng: Đây cũng không phải là chuyện lớn lao gì cho lắm!
- Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà thay đổi. Nếu người yêu rời xa con, hãy nhẫn nại chờ đợi , để thời gian từ từ gột rửa, để tâm tư mình dần dần lắng đọng thì nỗi đau thương cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi . Không nên cứ ôm ấp hoài niệm mãi cái ảo ảnh yêu thương, cũng không nên quá bi lụy vì tình.
- Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho nên càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì con sẽ được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng con cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
- Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại. Ngược lại, Cha cũng không thể bảo bọc nửa quãng đời sau này của con, khi mà con đã trưởng thành và tự lập. Đây là lúc Cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau này con có đi xe buýt hay đi xe hơi riêng; ăn súp vi cá hay ăn mì gói, tự con lo liệu lấy.
- Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận một đời. Bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian sum họp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có thuơng hay không, cũng không chắc sẽ còn gặp lại nhau.
- Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này!
- Hơn mười mấy, hai mươi mấy năm nay, Cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng đến nay, ngay đến giải 3 vẫn chưa từng trúng. Điều này chứng tỏ rằng: Muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn, nỗ lực phấn đấu chứ không phải chờ đợi điều may mắn đến với con. Trên thế gian này không có buổi ăn trưa nào miễn phí cả. Nếu may mắn có đến với con, đấy là điều tốt, còn nếu không thì cũng chẳng có vấn đề gì, bởi tất cả phải dựa vào chính bản thân con.
- Con hãy BIẾT ƯỚC MƠ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải LUÔN CÓ NIỀM TIN. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải LUÔN NỖ LỰC. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐÍCH ĐẾN MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé.



SUY NGHĨ TRƯỚC KHI NÓI

MUỐN NÓI GÌ HAY ĐĂNG GÌ, BẠN HÃY DÙNG TRÍ TUỆ CỦA MÌNH MÀ QUÁN CHIẾU. QUÁN CHIẾU NHƯ THẾ NÀO, XEM SỰ VIỆC CỦA NÓ CÓ PHỨC TẠP LẮM HAY KHÔNG, HÃY DÙNG TRÍ TUỆ MÀ QUÁN CHIẾU, ĐỪNG DÙNG SỰ NGU NGỐC CỦA BẢN THÂN MÀ LÀM KIM CHỈ NAM CHO CHÍNH MÌNH. KIẾP NGƯỜI LÀ KIẾP KHỔ ĐAU NHẤT, NHƯNG CŨNG LÀ KIẾP ĐỂ CHO CON NGƯỜI TRẢI QUA THỬ THÁCH, VƯỢT LÊN CÕI GIỚI AN LÀNH. BẠN VÀ TÔI HÃY CỐ GẮNG ĐỪNG NGU NGỐC THÊM NỮA, VÌ SỰ NGU NGỐC CỦA BẠN SẼ LÀM BẠN CÀNG THÊM ĐAU KHỔ VÀ KHÔNG BAO GIỜ HẾT ĐƯỢC.

BÀN LUẬN VỀ MỘT TRONG NĂM GIỚI CẤM CỦA PHẬT TỬ TẠI GIA

TRONG 5 GIỚI CẤM CỦA PHẬT TỬ TẠI GIA. CÓ 1 GIỚI ĐÓ LÀ GIỚI THỨ 4. CẤM NÓI DỐI. GIỚI NÓI DỐI CÒ HÀM Ý NÓI CON NGƯỜI TA KHÔNG ĐƯỢC NÓI DỐI, NÓI KHIÊU KHÍCH, NÓI TỤC, NÓI LƯỠI ĐÔI CHIỀU, NÓI LỜI KHÔNG HAY GÂY LY GIÁN, NÓI ĐỘC ÁC, CÓ NÓI KHÔNG, KHÔNG NÓI CÓ....V.V. AI TIN VÀ HIỂU NHÂN QUẢ THÌ HỌ SẼ KHÔNG PHẠM PHẢI GIỚI CẤM NÀY. TUY BIẾT SỐNG TRONG CÕI TA BÀ NÀY, NÊN KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC ĐIỀU NÓI DỐI, NHƯNG AI HIỂU ĐƯỢC RÕ CÁI LÝ NHÂN QUẢ, HỌ SẼ DẦN DẦN ĐOẠN DIỆT ĐƯỢC NÓ. KHÔNG PHẢI TỰ DƯNG TÔI NÓI RA ĐÂY ĐỂ KHOE KHOANG KỂ LỂ. MÀ TÔI NÓI RA ĐỂ CHO NGƯỜI VÔ MINH ( không biết, không hiểu, hay nói lươn lẹo gây ly gián, nói khiêu khích, bảo thủ, cố chấp tạm được hiểu là vô minh) ĐỌC ĐƯỢC MÀ SỬA ĐỔI. HÃY ĐỌC RÕ MÀ HIỂU NHÉ. NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ HỌ SẼ HIỂU, NGƯỜIVẪN CỐ CHẤP VÀ VÔ MINH HỌ SẼ VẪN GIỮ QUAN ĐIỂM ĐÓ LÀ ĐÚNG.


 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Our Team Memebers