Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
              Triết học Phật giáo là một trong những học thuyết triết học - tôn giáo lớn, tồn tại lâu đời trên thế giới . Với hệ thống giáo lý rất đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp, triết học Phật giáo nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của rất nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Ngày nay dù đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc cách mạng trong hệ ý thức với chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Tại sao tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người nói chung và của người Việt nói riêng lại lớn đến như vậy? Có lẽ việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về điều này. Đồng thời qua đó ta cũng vận dụng vào trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam để tìm ra một phương cách hợp lý để hướng đạo theo điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn góp phần xây dựng đất nước giau mạnh hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần chúng nhân dân và nhiều điều khác tốt đẹp nữa. Với mong muốn đó chúng em đã chọn đề tài : “Tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo. Vận dụng tư tưởng trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu. 

Chương 1 : Tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo
  Phật giáo là một tôn giáo, nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết học quyện vào nhau, làm cơ sở luận chứng cho nhau. Tư tưởng triết lý Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh điển rất lớn, được tổ chức thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm:
- Tạng Luận: Gồm toàn bộ những giới luật của Phật giáo qui định cho cả năm bộ phái Phật giáo như: “ Tứ phần luật” của thượng toạ bộ, Maha tăng kỷ luật của “Đại chúng bộ”, căn bản nhất thiết hữu bộ luật” ... Sau này còn thêm các Bộ luật của Đại Thừa như An lạc, Phạm Võng.
- Tạng kinh: Chép lời Phật dạy, trong thời kỳ đầu tạng kinh gồm nhiều tập dưới dạng các tiền đề, mỗi tập được gọi là một Ahàm.
- Tạng luận: Gồm những bài bình chú, giải thích về giáo pháp của Phật giáo. Tạng luận gồm bảy bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về giáo pháp của Phật giáo.
Tư tưởng triết học Phật giáo trên hai phương diện, về bản thể luận và nhân sinh quan, chứa đựng những tư tưởng duy vật và biện chứng chất phác.
          1Bản chất của tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo
           Tư duy biện chứng trong phật giáo là tư duy về sự vận động biến đổi của vạn vật trong thế giới. Nó thể hiện rõ ràng nhất, nổi bật nhất là phạm trù tư duy về về thế giới và con người trong đó luận giải về các vấn đề sinh ra, tồn tại và biến mất: con người nằm trong vòng sinh lão bệnh tử, quan niệm về con người trong vòng luôn hồi số kiếp và giải thoát; thế giới vô thường - vô tại, hiện tại này là nguyên nhân dẫn đến những cái khác trong xã hội…
          Tư duy biện chứng thể hiện rõ nhất và trung tâm nhất là  ở thuyết vô ngã - vô thường và luật nhân quả :           
       + Luật nhân - quả: triết học phật giáo đề cao tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân – quả. Điều này được quán triệt trong việc lý giải những vấn đề của cuộc sống nhân sinh như: hạnh phúc, đau khổ, giàu nghèo, thọ, yểu …
        +Thuyết vô ngã - vô thường: Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật .                 
2.     Thế giới quan trong triết học Phật giáo
2.1      Thuyết vô ngã- vô thường

              Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vụ trụ vốn không có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực tế con người chẳng qua cũng là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội hợp lại: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). Theo cách phân loại khác - “lục tại”: địa (chất khoảng), thuỷ (chất nước), hoả (nhiệt năng), phong (hơi thở), không (khoảng trống) và thức (ý thức). Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự “hội hợp” của hai loại yếu tố là vật chất “sắc” và tinh thần “danh”. Như vậy thì không có cái gọi là “tôi” (vô ngã).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Our Team Memebers