Kiến thức quan trọng khi khởi
nghiệp
Cần
phải nhận định rõ những lý do đúng đắn để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh và xem
bạn đã sẵn sàng tiến hành những bước khởi động đầu tiên trên hành trình trở
thành doanh nhân.
Bạn có thể ngồi suy nghĩ về những ý tưởng và khát vọng khởi nghiệp kinh
doanh. Cảm hứng tới từ rất nhiều nguồn khác nhau và không phải tất cả lý do đều
đủ căn cứ và đúng đắn để theo đuổi tham vọng mở một doanh nghiệp.
Ví dụ, việc buồn chán vì luôn phải trả lời ai đó mọi lúc mọi nơi không
phải là lý do đúng đắn để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Bởi sau khi thành lập
công ty, bạn vẫn sẽ phải trả lời nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư của mình.
Vì vậy, trước khi khởi động những bước đầu tiên, bạn phải biết mình phù
hợp với điều gì. Có thể nói, nhận thức chính là bước đầu tiên để theo đuổi một
quyết định đúng đắn.
Giải
quyết vấn đề
Bất kể bạn quyết định mở một doanh nghiệp hay không, hãy luôn bắt đầu từ
một vấn đề vướng mắc đặc biệt của mọi người hay một điều mà bạn tình cờ biết đến.
Không nên khởi nghiệp bởi những tuyên bố nghiên cứu thị trường tiềm năng cho
ngành công nghiệp của bạn.
Hãy tìm hiểu thêm những thử thách nào mà con người đang đối mặt và sau
đó xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó. Gần như các công ty thành
công đều xây dựng giải pháp giải quyết vấn đề cho một nhóm người cụ thể.
Ví dụ, Dropbox giải quyết vấn đề đồng bộ hoá file thông qua hệ thống đa
thiết bị. Trong khi đó, WhatApp giải quyết vấn đề tin nhắn không cần trả phí
thông qua những nhà sản xuất điện thoại di động.
Chần chừ là công cụ giết chết khởi nghiệp
Bước đầu tiên để bắt đầu khởi nghiệp chính là khởi động. Nếu bạn muốn
thành lập một doanh nghiệp hãy bắt tay vào làm ngay lập tức. Nếu không hành động
và thực hiện ý tưởng ngay hôm nay, một ai đó sẽ chớp cơ hội và đưa ý tưởng đó
vào thị trường trước khi bạn có thể.
Không ý tưởng nào là độc nhất cho đến khi nó được thực thi. Google không
phải là công cụ tìm kiếm đầu tiên khi xuất hiện. Có rất nhiều lựa chọn khác,
nhưng điều gì làm nên sự khác biệt giữa Google so với các đối thủ, đó là cách
thể hiện ý tưởng của họ.
Vào ngày bạn quyết định khởi nghiệp, cũng là lúc bạn phải lao vào hành động. Không có thời điểm hay khoảnh
khắc chính xác nào để mở một doanh nghiệp và bạn sẽ không bao giờ có thể tưởng
tượng được những điều có thể xảy ra trước khi bắt đầu bước đầu tiên.
Thất bại là điều sẽ xảy ra
Khi khởi nghiệp, bạn sẽ bị bao vây bởi thất bại. Thất bại vốn là một bí
mật nhỏ của cuộc sống. Thất bại là nơi bạn có thể khám phá ra điểm then chốt có
thể khiến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thành công.
Angry Bird đã từng được thử nghiệm 52 lần trước khi hoàn thành cho
Rovio. PayPal trải qua 5 lần thử nghiệm bởi Max Levchin trước khi đạt tới thành
công như ngày nay. Vì vậy, hãy cởi mở đón nhận thất bại.
Bạn không thể học lái xe bằng việc đọc sách. Bạn phải cầm lái ít nhất một
lần, ngã vài lần và sau đó lại cầm lái tiếp. Chỉ sau những lần như vậy bạn mới
có thể lây được sự tự tin và cân bằng tay lái. Đó mới thực sự là những gì khởi
nghiệp sẽ diễn ra.
Vốn
là nguyên nhân dẫn đến sụp đổ
Điều này đúng với rất nhiều công ty công nghệ. Càng có nhiều tiền khi khởi
nghiệp, bạn càng dễ mắc phải sai lầm. Vì vậy, tốt nhất bạn không cần phải có
quá nhiều vốn khi khởi nghiệp. Có như vậy bạn mới không mắc phải những sai lầm
như thuê số lượng chuyên gia nhiều hơn nhu cầu hay thuê một văn phòng hoành
tráng mà hoàn toàn không phù hợp cho những ngày đầu khởi nghiệp.
Nếu bạn muốn mở một công ty sản xuất, hãy tận dụng những nguồn lực mà bạn
có từ việc tiết kiệm hay vay mượn bạn bè và gia đình. Có nhiều cách để huy động
tiền cho hoạt động sản xuất.
Nếu bạn lên kế hoạch bắt đầu công ty dịch vụ, hãy tìm những khách hàng đầu
tiên và sau đó thuê một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Trên đây là cơ sở để tiến hành những bước đầu tiên trên con đường trở
thành doanh nhân. Đây thực chất là khâu
dễ dàng nhất, phần khó khăn hơn nằm ở giai đoạn
rời khỏi công việc và bắt tay vào tiến hành những bước đầu tiên. Ngày bạn
làm xong được tất cả những việc này, nỗi sợ hãi cũng sẽ qua đi bởi bạn nhận ra
rằng không thể ngừng lại được nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét